Phú Quý tourist
Phú Quý
Phú Quý Travel
  • Cổ lệ giao phiên rước sắc của người Phú Quý

    Hàng trăm năm nay, tục giao phiên rước sắc không chỉ gói gọn trong một lễ nghi tín ngưỡng dân gian, mà nó còn là một ngày hội lớn của toàn dân, là nơi cho tình làng nghĩa xóm được nhân lên khi cùng tri niệm công đức tiền nhân đã có công khai lập xóm làng, bảo vệ biên cương lãnh thổ. Đến đó để gửi gắm khát vọng và ước muốn về một cuộc sống yên bình, no đủ trong quá trình xây dựng và phát triển quê hương huyện đảo.
  • Tổng quan về lịch sử hình thành và văn hóa huyện Phú Quý

    trong suốt mấy ngàn năm qua, con người đã liên tục sinh sống trên đảo Phú Quý, từ Sa Huỳnh qua Chămpa đến người Việt. Quá trình sinh sống các dân tộc Chăm, Kinh, Hoa đã đoàn kết, gắn bó với nhau tạo nên một bản sắc văn hóa riêng tại địa phương. Quá trình nghiên cứu khảo cổ học trên đảo Phú Quý phát hiện được nhiều hiện vật khảo cổ thời tiền sơ sử, chứa đựng nhiều thông tin quan trọng của đời sống xã hội, của các nền văn hóa và các thế hệ người sống trên đảo suốt mấy ngàn năm qua.
  • Kinh tế biển Phú Quý - Thực trạng và giải pháp

    Là một trong 11 huyện đảo của cả nước, huyện Đảo Phú Quý từ bao đời nay trực tiếp chịu ảnh hưởng của biển, sống nhờ và phát triển dựa vào các hoạt động kinh tế biển; mặt khác, nằm giữa biển Đông, Phú Quý có vị trí chiến lược về quốc phòng, an ninh của tỉnh và cả nước, nên việc phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo là nhiệm vụ, yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay
  • Tình hình kinh tế - xã hội Huyện Phú Quý chặng đường sau 30 năm

    Nhìn lại quá trình phát triển 30 năm của huyện nhà (1977 - 2007) có thể nhận thấy sự thay đổi về kinh tế - xã hội hết sức ngoạn mục, từ những năm đầu thành lập huyện hết sức khó khăn nhưng đến nay rất đáng tự hào. Do đặc điểm là một huyện đảo, xa đất liền, những năm đầu thành lập kết cầu hạ tầng, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản không có gì đáng kể. Sản xuất nông nghiệp trong điều kiện đất xấu, ít và không chủ động tưới tiêu nên sản lượng lương thực đạt rất thấp, thu hoạch hàng năm chỉ đạt xấp xỉ 300 tấn (bình quân đạt 13 tạ/ha), hàng năm tỉnh phải chi viện từ 1.000 đến 1.200 tấn lương thực mới đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân; Ngư nghiệp chỉ có 215 thuyền các loại; trong đó có trên 80% là thuyền có công suất nhỏ từ 3 - 23CV, sản lượng đánh bắt hải sản khoảng 280 tấn/năm; lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các ngành phục vụ sản xuất đời sống của nhân dân còn nhiều hạn chế.
  • 30 năm hoạt động và trưởng thành của Hội đồng nhân dân 2 cấp huyện và xã

    Kể từ khi thành lập huyện đến nay, HĐND huyện và HĐND 3 xã đã qua 9 nhiệm kỳ hoạt động (từ nhiệm kỳ thứ nhất: 1977 - 1979 đến nhiệm kỳ thứ 9: 2004 - 2009).
  • Thực hư nhiều ổ rắn biển 'độc nhất thế giới' xuất hiện ở đảo Phú Quý

    Thông tin loại rắn biển xuất hiện ở Hòn Đen (đảo Phú Quý) "có độc tố độc nhất" được chia sẻ mới đây là chưa chính xác. Địa phương này hiện cũng chưa ghi nhận trường hợp người dân trên đảo hay du khách nào bị rắn cắn tại đây.
  • Những điều Ngư dân cần biết

    Tàu thuyền ngư dân huyện đảo Phú QuýNgày 12/10/2006 Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận đã ban hành Quyết định số 82/2006/QĐ-UBND về việc Ban hành Quy định quản lý tần số vô tuyến điện phục vụ công tác phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn trên biển nhằm đảm bảo cho các tổ chức, cá nhân hoạt động đánh bắt hải sản khai thác, sử dụng có hiệu quả, triệt để tần số và các thiết bị phát sóng vô tuyến điện (hay còn gọi là máy bộ đàm, viết tắt VTĐ) phục vụ cho công tác tìm kiếm, cứu nạn trên biển và giảm thiểu thiệt hại do bão gây ra.
  • Huyện đảo Phú Quý: Trên đường phát triển bền vững

    Phú Quý là huyện đảo xa của tỉnh Bình Thuận, cách Thành phố Phan Thiết 56 hải lý về hướng Đông - Đông Nam, diện tích tự nhiên 17,82 km2, dân số hiện khoảng 27,5 ngàn người/5.677 hộ, cơ cấu tổ chức hành chính 3 xã/10 thôn. Trong những năm qua, được sự quan tâm đầu tư của Trung ương và của tỉnh, cùng với tập trung phát huy nội lực, bộ mặt nông thôn - đô thị hóa của huyện đảo ngày một khởi sắc, đời sống nhân dân được cải thiện rõ nét. Phú Quý xác định mục tiêu phát triển kinh tế vơí tốc độ tăng trưởng kinh tế phù hợp và bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến năm 2015 theo hướng ngành nông-lâm-ngư nghiệp (chiếm 22-23%), ngành công nghiệp-xây dựng (chiếm 51-52%), ngành dịch vụ (chiếm 24-25%). Trong đó đẩy mạnh phát triển toàn diện kinh tế biển cả về khai thác, nuôi trồng, thu mua, chế biến, xuất khẩu, gắn với phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại-dịch vụ và du lịch. Đầu tư xây dựng từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng dân sinh, kinh tế; gắn chặt và phát huy tính lưỡng d