Tàu thuyền ngư dân huyện đảo Phú QuýNgày 12/10/2006 Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận đã ban hành Quyết định số 82/2006/QĐ-UBND về việc Ban hành Quy định quản lý tần số vô tuyến điện phục vụ công tác phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn trên biển nhằm đảm bảo cho các tổ chức, cá nhân hoạt động đánh bắt hải sản khai thác, sử dụng có hiệu quả, triệt để tần số và các thiết bị phát sóng vô tuyến điện (hay còn gọi là máy bộ đàm, viết tắt VTĐ) phục vụ cho công tác tìm kiếm, cứu nạn trên biển và giảm thiểu thiệt hại do bão gây ra.
Trên vùng biển Bình Thuận có rất nhiều tàu thuyền đánh bắt hải sản của Ngư dân trong và ngoài tỉnh, đặc biệt tại địa phương huyện Phú Quý, hầu hết lực lượng lao động làm nghề biển. Để đảm bảo cho Ngư dân nắm bắt được các kênh, đài tiện liên hệ khi gặp sự cố dẫn tới nguy hiểm cho an toàn của phương tiện và sinh mạng con người khi khai thác, đánh bắt hải sản. Khi gặp các sự cố nêu trên Ngư dân hãy liên lạc:
Gọi cấp cứu: Khi tàu gặp nạn, chuyển về các tần số 2182 KHz, 6215KHz, 7903 KHz,8292KHz, 12290 KHz gọi cấp cứu đến tất cả các Đài thông tin Duyên hải không cần nói rõ tên Đài nào chỉ gọi “Các đài Duyên Hải”.
Ví dụ: “Gọi cấp cứu, gọi cấp cứu, gọi cấp cứu
Các đài Duyên Hải, Tàu 1150 Bình Thuận gọi
Các đài Duyên Hải, Tàu 1150 Bình Thuận gọi
Các đài Duyên Hải, Tàu 1150 Bình Thuận gọi
Tàu 1150 Bình Thuận lúc 15 giờ 30 bị nước tràn vào tàu tại vị trí 12015’Bắc 110032’ Đông. Đề nghị cứu hộ khẩn cấp”.
Tên Thuyền Trưởng
(Thực hiện các cuộc gọi khẩn cấp tương tự như các cuộc gọi cấp cứu).
Khi Tàu đang ở xa các Đài thông tin Duyên Hải vài trăm hải lý, để cuộc gọi đạt kết quả, nên sử dụng tần số cao như 8291KHz, 12290 KHz. Khi Tàu cách Đài Duyên Hải vài chục hải lý thì nên sử dụng các tần số thấp như 2182KHz, 6215 KHz, 7903 KHz.
Lưu ý: Các thông tin liên quan đến an toàn, tìm kiếm cứu nạn giữa các tàu thuyền với các đài thông tin Duyên hải được miễn phí hoàn toàn).